Tất cả các yếu tố trong CV xin việc đều sẽ được các nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng. Trong đó hình ảnh phỏng vấn xin việc chính là một trong những yếu tố đó. Theo khảo sát của chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng thì mọi người đều cho rằng trong CV cần phải có ảnh. Tuy nhiên, có 3 nước trên tuyệt đối bạn không nên để ảnh vào CV xin việc.
Tầm quan trọng của hình ảnh phỏng vấn xin việc
Hình ảnh phỏng vấn đính vào hồ sơ xin việc đã không còn xa lạ đối với mọi người. Mẫu CV xin việc có kèm ảnh là mẫu CV phổ biến từ trước đến nay.
Vậy vì sao nên đính kèm ảnh trong CV xin việc, hình ảnh có tầm quan trọng như thế nào với một bộ hồ sơ xin việc?
Hình ảnh giúp nâng cao độ uy tín của bạn với nhà tuyển dụng
Ảnh chụp rõ mặt sẽ giúp cho CV xin việc của bạn tạo sự uy tín và đáng tin cậy cho hồ sơ tuyển dụng của bạn trước nhà tuyển dụng. Bởi khi nhà tuyển dụng thấy được khuôn mặt thì sẽ dễ dàng mường tượng ra được hình ảnh của bạn trước buổi phỏng vấn. Mọi tương tác của nhà tuyển dụng với bạn sẽ trở nên chân thật hơn.
Hình ảnh giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hình bạn
Ảnh xin việc đính trên CV sẽ giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung ra người mà họ sẽ tuyển dụng như thế nào trước khi gặp mặt trực tiếp. Bởi thế, ảnh CV chính là yếu tố tạo ra sự kết nối ban đầu giữa bạn và nhà tuyển dụng.
Tạo được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng
Hình ảnh xin việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin, đồng thời hỗ trợ tương tác. Cho nên một tấm hình sáng sủa sẽ gây thiện cảm cốt với nhà tuyển dụng từ những giây đầu tiên mà không phải là kỹ năng làm việc hay kỹ năng chuyên môn.
Hình phỏng vấn giúp xây dựng thương hiệu cá nhân
Đối với doanh nghiệp thì logo chính là bộ mặt của thương hiệu, còn hình ảnh chân dung lại là một phần không thể thiếu với thương hiệu cá nhân. Thông qua ảnh ở trên CV nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá được sơ lược về ứng viên thông qua vẻ ngoài tự tin, phong thái đĩnh đạc của bạn.
Xem thêm: Ảnh nhân viên văn phòng
Hướng dẫn cách tạo ảnh xin việc tạo ấn tượng
Để có một bức ảnh phỏng vấn đẹp tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây khi chụp ảnh.
Ăn mặc lịch sự, đứng đắn khi chụp ảnh xin việc
Khi chụp ảnh xin việc thì bạn chỉ cần mặc đơn giản như thường ngày đi làm, hoặc là chuyển bị tham gia phỏng vấn. Tốt nhất hãy sử dụng những bộ trang phục có màu sắc nhã nhặn với họa tiết basic theo đúng tinh thần của một nhân viên văn phòng. Một chiếc áo sơ mi, áo blazer hay váy công sở là trang phục phù hợp nhất.
Nhưng nếu bạn xin việc ở một công ty thời trang, thiết kế thì nên lựa chọn trang phục có style độc đáo. Điều này sẽ thể hiện được cá tình và gout thẩm mỹ của bạn với nhà tuyển dụng.
Khi chụp ảnh CV nên tạo dáng nghiêm chỉnh
Bạn cần tạo dáng thật nghiêm túc khi chụp ảnh CV xin việc. Chụp ảnh xin việc không nên có các cử chỉ như thả tim, say Hi,…. Nhưng cũng không nên quá căng thẳng giống như chụp ảnh căn cước công dân. Tốt nhất bạn nên đứng nghiêm hoặc ngồi chống cằm thể hiện một nét mặt thật tươi tắn. Chỉ cần thế là đã tạo được thiện cảm cho nhà tuyển dụng.
Chụp ảnh xin việc với phông nền đơn giản và sáng màu
Gương mặt của bạn chính là trọng tâm của hình ảnh phỏng vấn trong CV xin việc. Vì thế phông nền không cần cầu kỳ, chi nên đơn giản, nhưng cũng đừng chọn một background quá tối, vì như thế nó sẽ mang lại cảm giác u ám cho bức hình CV xin việc.
Chụp ảnh xin việc nên để tóc tai gọn gàng
Khi chụp ảnh CV xin việc bạn cần đảm bảo để đầu tóc gọn gàng. Tốt nhất nên cột tóc cao hay vén tóc ra sau gáy để lộ khuôn mặt của bạn nhiều hơn điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nhìn rõ mặt bạn hơn trong lúc xem xét hồ sơ xin việc.
Ảnh chụp làm CV cần phải rõ nét
Ảnh chụp làm CV cần phải đảm bảo về chất lượng, chụp phải rõ nét. Ảnh bị mờ hoặc vỡ nét sẽ khiến cho nhà tuyển dụng thấy không thiện cảm với hồ sơ của bạn. Họ không nhìn rõ khuôn mặt vì thế khả năng họ sẽ loại bạn là rất cao.
3 lỗi nên tránh khi chụp ảnh để phỏng vấn xin việc
Khi chụp hình ảnh phỏng vấn xin việc, tuyệt đối đứng mắc các lỗi sau đây:
Sử dụng ảnh thẻ để làm hình CV xin việc
Dùng ảnh thẻ để làm ảnh trong CV xin việc chính là một điểm trừ nếu bạn nộp hồ sơ xin việc vào cơ quan nhà nước.
Bởi ảnh thẻ quá nghiêm túc, hơn nữa biểu cảm gương mặt cũng cứng nhắc, nên khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bị nhàm chán với hồ sơ của bạn ngay từ cái nhìn ban đầu.
Chọn ảnh selfie làm ảnh CV xin việc
Những bức ảnh selfie thường khiến cho bạn tự tin với vẻ ngoài của mình, tuy nhiên những nhà tuyển dụng lại không đánh giá cao những bức hình như vậy. Thậm chí họ còn đánh giá bạn thiếu sự tôn trọng đối với họ. Đồng thời cho rằng bạn thiếu kỹ năng cơ bản về nộp đơn xin việc.
Nguyên nhân là vì trang phục và cách tạo dáng của bạn trong những bức hình tự sướng không phù hợp cho mục đích xin việc.
Những bức hình sử dụng phần mềm chỉnh sửa
Tất nhiên, bạn luôn muốn có một vẻ ngoài ứng ý, nhất là khi mọi thứ được làm đẹp bằng app chụp ảnh. Vậy nhưng, khi chỉnh sửa hoặc dùng Filter quá tay sẽ khiến cho bạn trông khác với ngoài đời. Điều này làm giảm đi tính nghiêm túc của CV xin việc và làm cho bạn bị mất điểm trước các nhà tuyển dụng.
Hướng dẫn chèn ảnh phỏng vấn CV xin việc chuyên nghiệp
Trên thực tế không có một quy định cụ thể nào về vị trí bạn có thể đặt ảnh trên CV xin việc. Bạn có thể đạt ảnh phỏng vấn trong CV sao cho trông thuận mắt và có thể để ra nhiều phần trống điền các thông tin quan trọng về bản thân.
Muốn tạo một CV ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn cần ghi nhớ ngay 3 cách chèn ảnh trong CV xin việc sau đây:
Đặt hình phỏng vấn ở phần đầu trang CV xin việc
Tốt nhất bạn nên đặt ảnh ở đầu trang bên, vị trí bên cạnh hoặc bên trên của mục “giới thiệu bản thân” và “thông tin cá nhân”. Thông thường các CV xin việc thường đạt ảnh xin việc ở góc trên bên trái.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lại bố cục CV xin việc sao cho hợp lý phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Đây chính là cách để bạn thể hiện tính sáng tạo và màu sắc cá nhân riêng. Một CV như vậy sẽ tạo ấn tượng tốt với các chuyên ngành thiết kế.
Kích thước ảnh xin việc phải đảm bảo cân đối
Trong một CV xin việc thì không yêu cầu quá khắt khe về kích thước của hình ảnh. Nhưng thông thường các ứng viên chọn cỡ ảnh 3×4 không quá to, cũng không quá nhỏ. Nếu là hình to sẽ chiếm nhiều chỗ trên CV, còn nếu ảnh quá nhỏ sẽ khiến cho nhà tuyển dụng không nhìn rõ mặt bạn.
Nên sử dụng công cụ tạo CV online
Những công cụ tạo CV Online có nhiều mẫu CV cho bạn lựa chọn, và hầu hết các mẫu đều có ảnh đẹp và chuyên nghiệp. Với những app này, bạn sẽ không phải đau đầu nghĩ xem ảnh CV kích thước bao nhiêu là đúng.
Top 3 nước trên thế giới không yêu cầu ảnh CV
Hầu hết các nước trên thế giới đầu yêu cầu phải có hình ảnh phỏng vấn xin việc dán vào CV. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xin việc ở tại 3 nước sau đây tuyệt đối không nên dán ảnh vào CV xin việc.
- Anh
- Ireland
- Mỹ
Nguyên nhân mà những nước này không muốn để ảnh trong CV xin việc là vì những lý do sau:
Tránh sự xung đột với luật chống phân biệt đối xử
Tại Việt Nam không có quy định về việc phải để ảnh trong CV xin việc, nên các CV xin việc ở Việt Nam tất cả đều có ảnh, Nhưng ở một số nước như Anh, Mỹ, Ireland họ đặt ra điều luật chống phân biệt đối xử. Và họ đưa quan điểm này phổ biến trên thị trường lao động lan dần sang nhiều khu vực khác.
Ở những nước này còn có những luật lệ rất nghiêm khắc về sự phân biệt đối xử ở nơi làm việc. Bất kể một sự phân biệt đối xử với ai đó về ngoại hình ở nơi làm việc sẽ là bất hợp Pháp.
Tại Anh, luật phân biệt đối xử giúp bảo vệ tất cả các ứng viên trước việc bị thiên vị về độ tuổi, giới tính, chủng tộc, đặc biệt là những đặc điểm về hình ảnh. Vậy nên, hầu hết các nhà tuyển dụng tại Anh đều loại bỏ hình ảnh khỏi CV giúp tránh tất cả nguy cơ có thể dẫn đến khiếu nại về phân biệt đối xử.
Để tăng cơ hội nhà tuyển dụng xem xét CV của ứng viên
Nếu nộp CV mà kèm theo hình ảnh phỏng vấn xin việc thể hiện bạn chưa hiểu rõ về luật lao động 3 nước này. Bên cạnh đó việc họ không ủng hộ CV xin việc có kèm ảnh là bởi muốn nhà tuyển dụng để ý đến năng lực của ứng viên thay vì ngoại hình.
Tại Anh, phần lớn các công ty đều sẽ loại bỏ tất cả các CV có để ảnh nhằm tránh các cáo buộc về phân biệt đối xử với người lao động. Một số nhà tuyển dụng còn tiến hành xóa thông tin nào đó trong CV trước khi chuyển sang quản lý đánh giá. Mục đích là để tránh những cáo buộc về phân biệt đối xử. Cho nên, ở những nước này, ngoài vấn đề về ảnh thì các nhà tuyển dụng còn bỏ qua những yếu tố về độ tuổi và chủng tộc của ứng viên.
Tạo được nhiều không gian hơn cho những không gian quan trọng
Và một yếu tố nữa khiến cho ảnh không được khuyến khích dán trong CV xin việc tại nước này là để tạo không gian tốt nhất cho những thông tin quan trọng. Một CV xin việc đẹp nhất nên có độ dài trong 1 trang A4. Vậy nên hầu hết những ứng viên đều mất nhiều công sức để chính sửa cho toàn bộ thông tin nằm ở trang giấy đầu tiên.
Việc bạn sử dụng 1 không gian cho ảnh phỏng vấn sẽ chiếm lấy diện tích của phần thành tích cá nhân đôi khi chỉ thiếu 1-2 dòng. Nên, bỏ ảnh CV giúp bạn có thêm diện tích để cho các thông tin quan trọng hiện ngay trang đầu. Điều này gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bởi sự gọn gàng, khoa học của bạn khi thiết kế CV xin việc.
Vậy nên, thay vì sử dụng ảnh CV xin việc, bạn hãy liệt kê ra những kỹ năng, kinh nghiệm của mình. Bởi đây mới là yếu tố quan trọng có tác dụng thuyết phục nhà tuyển dụng về sự phù hợp của bạn với vị trí công việc mà không phải là một bức ảnh chân dung.
CV không phải là cách duy nhất để nhà tuyển dụng “xem mặt” ứng viên
Thêm một lý do nữa là nếu nhà tuyển dụng muốn phỏng vấn một ứng viên thì họ có thể tìm kiếm thông tin của họ bằng nhiều cách. Có thể là tìm thông tin của ứng viên trên các trang mạng xã hội để “xem mặt” ứng viên trước buổi phỏng vấn. Vì thế, trong nhiều mẫu CV còn có mục Social Media, là nơi bạn cung cấp đường link tới các tài khoản mạng xã hội của mình.
Việc tìm hiểu qua các trang mạng xã hội còn giúp cho nhà tuyển dụng kiểm tra được độ uy tín, tính cách của ứng viên. Một số nhà tuyển dụng rất nhạy cảm với các “red Flags” như tiền án tiền sự, hành vi ứng xử trên mạng xã hội không tốt, hoặc ứng viên hay đăng những nội dung tiêu cực về công ty cũ, sếp cũ, đồng nghiệp cũ.
Việc xem trang cá nhân của ứng viên trên mạng xã hội giúp nhà tuyển dụng xem được hình ảnh của bạn. Cho nên ảnh CV không cần thiết, vậy nên nếu bạn có một thương hiệu cá nhân tốt trên mạng xã hội hay có website cá nhân thì hãy điền link dẫn trong CV thay vì dán ảnh phỏng vấn.
Vì sao cần phải có ảnh trong CV xin việc
Trong một số trường hợp yêu cầu bắt buộc trong CV xin việc của bạn phải có ảnh phỏng vấn. Lý do vì đâu?
Bạn sống ở đất nước yêu cầu phải có ảnh trong CV xin việc
Yếu tố đầu tiên quyết định đến việc bạn có nên để ảnh trong CV xin việc hay không chính là do đất nước của bạn muốn làm việc. Theo tìm hiểu của chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng, nếu bạn tìm việc làm ở các nước sau đây sẽ cần thiết phải nộp một CV có ảnh:
- Các nước châu Á
- Úc
- Bỉ
- Đức
- Pháp
- Bồ Đào Nha
- Tây Ban Nha
- Các nước Scandinavia
- Các nước Trung Đông
- Các nước châu Phi
- Các nước Nam Mỹ
Là do yêu cầu của ngành nghề/ lĩnh vực công việc mà bạn ứng tuyển
Yếu tố tiếp theo quyết định đến việc bắt buộc CV của bạn phải có ảnh chính là lĩnh vực/ ngành nghề mà bạn muốn làm việc. Có 2 lĩnh vực ngành nghề phổ biến yêu cầu ứng viên khi xin việc cần phải có ảnh CV là lĩnh vực bất động sản và giải trí. Cụ thể các công việc yêu cầu có ảnh CV như:
- Nghề diễn viên,
- Nghề ca sĩ,
- Nghề người mẫu,
- Nhà sản xuất phim
Giải trí là một lĩnh vực có yêu cầu rất khắt khe về ngoại hình bên cạnh tài năng. Vậy nên một CV có kèm ảnh chính là một lợi thế để nhà tuyển dụng xem mặt bạn trước khi phỏng vấn.
Một số ngành nghề đặc thù khác cũng có sự đòi hỏi rất cao về vấn đề ngoại hình như:
- Tiếp viên hàng không,
- Ngành quan hệ công chúng,
- Marketing….
Đây cũng là những ngành nghề có yêu cầu rất cao về vấn đề ngoại hình. Vậy nên hãy tạo dựng cho mình một hình ảnh thật chỉnh chu và chuyên nghiệp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Như vậy, qua đây bạn biết rằng ảnh phỏng vấn có vai trò rất quan trọng đối với bộ hồ sơ xin việc của bạn. Nó giúp nhà tuyển dụng có thể xem mặt bạn trước khi phỏng vấn. Tuy nhiên, ở một số nước như Anh và Mỹ thì dán ảnh vào CV lại không cần thiết và sẽ bị đánh trượt cao, bởi lẽ tại các nước này có luật chống phân biệt đối xử.