“Chưa về nhà mới có được ở không?” Đây là câu hỏi thắc mắc mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Để bạn có thể tìm được câu trả lời cho mình, trong bài viết dưới đây Kiến Vàng Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp cũng như chia sẻ
Chưa về nhà mới có được ở không?
Việc chọn ngày giờ vào nhà mới rất quan trọng bởi nó giúp mang lại may mắn, bình an cho ngôi nhà mới của bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tổ chức lễ nhập trạch trước khi chuyển đồ đến nhà mới. Có một số trường hợp không thể tránh khỏi như:
- Bạn gặp khó khăn trong việc tìm ngày chuyển nhà phù hợp, hoặc ngày nhập trạch quá xa so với thời điểm bạn cần chuyển nhà.
- Bạn không có thời gian rảnh để làm lễ tân gia vào giữa tuần nên chỉ có thể dọn đồ vào nhà mới vào cuối tuần.
Nhưng nếu bạn muốn ở lại khi chưa chuyển đến nhà mới hoặc làm lễ nhập trạch thì đây không phải là điều bạn nên làm. Bởi theo các chuyên gia phong thủy, điều này có thể gây ra những điều xui xẻo và không may mắn đến ngôi nhà và gia chủ.
Vì nếu bạn chưa làm lễ nhập trạch cho nhà mới, các vị thần cai quản đất đai ở đó vẫn chưa chấp nhận bạn là chủ nhân, nên bạn sẽ không được che chở, bảo vệ. Nếu vô tình làm phiền thần linh, thậm chí bạn có thể bị quở trách. Nếu trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể ở lại ngôi nhà mới vài đêm, tuy nhiên vẫn nên tìm giải pháp tốt hơn cho mình nhé.
Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?
- Theo phong thủy, nhà đang trong quá trình hoàn thiện thì không nên làm lễ nhập trạch. Bởi khi này, mọi thứ chưa ổn định, nếu bạn làm lễ cúng về nhà mới thì rất dễ khiến vận trạch bị xáo trộn. Điều này sẽ mang lại những điều xui xẻo, không may mắn đến cho gia chủ.
- Ngoài ra, việc làm lễ nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện còn khiến công việc của mọi thành viên trong gia đình gặp khó khăn, không được như ý muốn.
- Nhà xây dang dở thường có nhiều xáo trộn, bụi bặm, ảnh hưởng đến sự ổn định của khí trường. Việc nhập trạch lúc này có thể khiến gia chủ gặp nhiều bất lợi về tài lộc, sức khỏe và vận may.
- Quá trình thi công xây dựng thường tạo ra nhiều sát khí, âm khí. Việc nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện có thể khiến những nguồn năng lượng tiêu cực này ảnh hưởng đến gia chủ và các thành viên trong gia đình.
- Lễ nhập trạch là nghi thức thiêng liêng, cần được thực hiện chu đáo và trang trọng. Việc tổ chức lễ nhập trạch trong ngôi nhà dang dở có thể thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với thần linh, tổ tiên và chính ngôi nhà mới.
- Gia chủ có thể gặp khó khăn về tài chính, thất thoát tiền bạc.
- Gia đình có thể lục đục, mâu thuẫn, bất hòa.
- Gia chủ và các thành viên trong gia đình có thể gặp tai ương, ốm đau, bệnh tật.
Do đó, bạn nên đợi đến khi nhà hoàn thiện hoàn toàn mới tiến hành làm lễ cúng nhập trạch. Việc này sẽ giúp đảm bảo cho lễ nhập trạch được diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
|Xem thêm: Cách lập bàn thờ khi về nhà mới chuẩn xác, hợp phong thủy
Làm lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?
Để có thể chuẩn bị tốt cho lễ nhập trạch, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây nhé.
Chuẩn bị ngày tốt để làm lễ nhập trạch
Khi gia chủ dọn nhà mới cần chọn ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp, tránh những ngày xấu sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh và phú quý của cả gia đình. Ngày, giờ tốt là những ngày hoàng đạo, có phong thủy phù hợp với gia chủ và ngôi nhà.
Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng nhập trạch
Một trong những việc quan trọng nhất khi chuyển về nhà mới là cúng lễ nhập trạch để cầu may mắn, bình an, thịnh vượng cho gia đình. Theo phong tục, mâm cúng bàn thờ chủ yếu gồm có ba mâm:
- Mâm ngũ quả: tượng trưng cho sự thịnh vượng, phú quý, hạnh phúc. Mỗi loại trái cây tượng trưng cho một trong năm yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Mâm ngũ quả được đặt chính giữa bàn thờ. Một số loại trái cây thường được sử dụng như chuối, táo, lê, quýt, thanh long, nho, bưởi, cam, đu đủ, Phật thủ,…
- Mâm hương hoa: Biểu tượng của sự tôn kính và biết ơn. Mâm hương hoa được đặt trước mâm ngũ quả. Nến được thắp hai bên, hoa đặt ở giữa, nước, muối, trà và gạo được xếp từ trái sang phải.
- Mâm thức ăn: Là biểu tượng của lòng hiếu khách, mến khách và quan tâm. Mâm thức ăn được đặt phía sau mâm ngũ quả và có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy theo nhu cầu của từng gia đình. Một số món ăn thường có trong mâm cỗ cúng như: thịt gà luộc, xôi gấc, giò luộc, canh măng, nem rán,…
Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị một số vật dụng sau để mang vào nhà mới trước:
- Chổi mới
- Bếp lửa (bếp ga, bếp dầu)
- Gạo
- Nước
- Muối
Lễ cúng nhập trạch cần được thực hiện đúng theo trình tự và nghi thức nhất định. Gia chủ có thể tự cúng hoặc mời thầy cúng để cúng cho được chu đáo.
Văn khấn cúng nhập trạch
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ và tươm tất các lễ vật cho lễ nhập trạch, bạn cần phải bài văn khấn để cúng xin vào nhà mới. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn dưới đây:
“Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.
Con tên là:…, tuổi mệnh
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày… tháng… năm…. (nhằm ngày…. tháng… năm… âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo
Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là… Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch về nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.
Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại… thờ phụng.
Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,
Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.
Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cúi đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)”.
Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới
Những điều cần lưu ý khi cúng nhập trạch
Lễ cúng nhập trạch là nghi thức quan trọng đánh dấu việc gia chủ chính thức dọn về nhà mới. Lễ cúng được thực hiện để báo cáo thần linh, tổ tiên về việc dọn nhà mới, đồng thời cầu mong được phù hộ cho gia đình được bình an, may mắn và hạnh phúc. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi cúng nhập trạch:
- Chọn ngày đẹp: Nên chọn ngày đẹp hợp với tuổi của gia chủ và mệnh của ngôi nhà. Bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy phong thủy để chọn được ngày cúng nhập trạch phù hợp nhất.
- Không nên cãi vã to tiếng trong nhà khi đang cúng.
- Không nên cúng nhập trạch vào buổi tối.
- Không nên cúng nhập trạch vào ngày xấu, ngày kiêng kỵ.
- Khi cúng gia chủ cần mặc trang phục lịch sự, trang trọng.
- Giữ thái độ thành tâm, cung kính khi cúng vái.
- Mâm cúng cần được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt và bày trí ở nơi trang trọng trong nhà.
|Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi về nhà mới không thể bỏ qua, thu hút tài lộc
Lời kết
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn giải đáp được thắc mắc “chưa về nhà mới có được ở không?” Hy vọng rằng với những chia sẻ của Kiến Vàng Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ nhập trạch nhà mới để từ đó có một lễ cúng suôn sẻ và trọn vẹn. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận chuyển uy tín, giá rẻ thì hãy liên hệ ngay với Kiến Vàng Việt Nam để được tư vấn nhanh nhất nhé.