Sau khi chuyển đến nhà mới, một trong những công việc quan trọng mà bạn không thể bỏ qua chính là lập bàn thờ. Bàn thờ không chỉ là nơi để con cháu tưởng nhớ và tri ân đến với tổ tiên, những người đã khuất mà còn là nơi để cầu mong sự bình an, may mắn cho gia đình. Trong bài viết này, Kiến Vàng Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách lập bàn thờ khi về nhà mới cực chuẩn xác, giúp bạn tránh phạm những điều đại kỵ trong phong thủy. Cùng theo dõi nhé!
Ý nghĩa của việc lập bàn thờ khi về nhà mới
Việc lập bàn thờ khi về nhà mới là một truyền thống lâu đời của người Việt, đây được coi là một nghi lễ trang trọng và quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người. Những bàn thờ được lập ra không chỉ là để thờ phụng các vị thần linh mà còn là để con cháu thờ kính, tưởng nhớ đến những người đã khuất trong gia đình. Đó cũng là nơi để gia đình cầu nguyện và thắp hương cho ông bà, tổ tiên và các vị thần linh để mong nhận được sự bảo hộ, may mắn và an lành cho gia đình.

Không chỉ vậy, lập bàn thờ khi về nhà mới còn giúp gia đình duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên từ ngàn đời của người Việt. Bàn thờ tổ tiên là nơi ngự của tổ tiên, thần linh và phù hộ cho con cháu, gia đình luôn bình an, may mắn.
Bên cạnh đó, lập bàn thờ tổ tiên khi về nhà mới còn mang đến cho gia chủ một chốn thanh tịnh, hỗ trợ sự phát triển, thăng tiến của các thành viên trong gia đình. Do đó, việc lập bàn thờ là việc vô cùng quan trọng mà gia chủ cần làm khi chuyển đến nhà mới.
Cách lập bàn thờ khi về nhà mới
Việc lập bàn thờ là một phần quan trọng trong việc tạo dựng không gian sống hài hòa và tâm linh cho mỗi gia đình. Người Việt thường coi trọng việc này và thường xuyên cúng rằng để tạo ra sự may mắn và bảo vệ cho gia đình. Khi đến một ngôi nhà mới, việc lập bàn thờ cũng cần được chú trọng để tạo nên sự ấm áp và linh thiêng cho căn nhà mới.
|Xem thêm: Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Sang Nhà Mới – Những Lưu Ý Quan Trọng
Lựa chọn bàn thờ phù hợp với diện tích ngôi nhà
Đối với một ngôi nhà có diện tích lớn, lựa chọn lý tưởng là mẫu bàn thờ đứng hoặc tủ thờ bằng gỗ. Hai loại này mang lại cảm giác vững chãi, trang nghiêm và bề thế cho không gian thờ cúng. Các gia đình có thể sử dụng loại bàn thờ tam cấp hoặc nhị cấp để thuận tiện cho việc thờ cúng Phật và tổ tiên.

Nếu ngôi nhà là một căn hộ nhỏ hơn thì lựa chọn tốt nhất là bàn thờ treo tường vì nó nhỏ gọn và tiết kiệm không gian tối đa. Đặc biệt, nếu gia đình muốn kết hợp bàn thờ Phật với bàn thờ tổ tiên thì mẫu bàn thờ 2 tầng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho căn hộ chung cư nhỏ.
Chọn ngày đẹp lập bàn thờ gia tiên
Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Ngoài ra, còn là sự kết nối giữa hai thế giới âm dương, giúp gìn giữ và phát huy truyền thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn”.
Đối với những cặp vợ chồng mới cưới ra ở riêng hoặc những gia đình mới chuyển nhà thì việc lập bàn thờ gia tiên trong nhà mới là một việc làm vô cùng quan trọng. Vì vậy, phải chọn ngày lành tháng tốt để mọi nghi lễ được diễn ra suôn sẻ và thành công.

Ngày lập bàn thờ khi về nhà mới phải hợp với tuổi, mệnh của gia chủ và phải là ngày tốt theo lịch vạn niên. Đồng thời, không được trùng với ngày “sát sư”. Để chính xác hơn, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của các thầy phong thủy giỏi để tránh lập bàn thờ vào những ngày xấu, mang lại những điều xui xẻo cho gia đình. Đặc biệt, tuyệt đối không được lập bàn thờ vào những năm hạn, năm tam tai của gia chủ nhé.
Bốc bát hương cho bàn thờ mới
Bốc bát hương là một trong những việc vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi lập bàn thờ về nhà mới. Sau khi đã lựa chọn được bàn thờ phù hợp với ngôi nhà và ngày đẹp làm lễ lập bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ vật phẩm cúng cần thiết để cúng bốc bát hương mới. Danh sách các đồ cần chuẩn bị như sau:
- Chuẩn bị 1 hoặc 3 bát hương, tùy theo nhu cầu thờ cúng của mỗi gia đình.
- Tro bếp hoặc tro từ thân lá nếp khô. Tuyệt đối không được dùng cát để bốc bát hương.
- Tờ hiệu viết tên gia chủ hoặc tên người thờ cúng cùng địa chỉ lập bàn thờ.
- Chuẩn bị bộ thất bảo gồm vàng, bạc, mã não, hổ phách, san hô, xà cừ, trân châu. Nếu gia chủ không tìm được đủ bộ thất bảo thì có thể thay thế bằng bạc thật hoặc vàng lá.
Nếu bạn không thể lập bát hương ở nhà thì có thể đến chùa nhờ các sư thầy tại đây làm lễ bốc bát hương cho gia đình mình. Bởi tại đây, các thầy sẽ chuẩn bị đầy đủ vật phẩm cho mình và tiến hành làm lễ một cách chính xác hơn.
Mua vật phẩm cúng tế và bày trí trên bàn thờ mới
Lễ cúng nhập trạch khi về nhà mới là một nghi thức cực kỳ quan trọng nhằm giúp gia chủ báo cáo với các vị thần linh cai quản vùng đất đó về việc chuẩn bị sinh sống ở đây. Khi làm lễ cúng nhập trạch, gia chủ không cần chuẩn bị quá cầu kỳ mà chỉ cần một vài thứ đơn giản sau:
- Trái cây
- Hoa tươi
- Bánh kẹo
- Xôi nếp
- Đĩa muối
- Vàng mã
- Rượu trắng và nước sạch
- Trầu cau
- Bộ tam sanh: 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc, 1 miếng thịt lợn luộc.

Lễ cúng nhập trạch cần phải thực hiện vào giờ hoàng đạo, hợp mệnh với gia chủ. Trong khi cúng, gia chủ cần đọc văn khấn nhập trạch và cúng lập bàn thờ mới, sau đó cắm hương trực tiếp lên mâm lễ. Sau khi đã nhờ sư thầy bốc bát hương, gia chủ chỉ cần đặt bát hương lên bàn thờ, thắp hương và đọc văn khấn.
Những điều cần lưu ý khi lập bàn thờ mới
Trong văn hóa Việt Nam, việc lập bàn thờ có ý nghĩa rất quan trọng và được coi là nghi thức truyền thống từ rất lâu. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi lập bàn thờ về nhà mới để bạn có thể thực hiện một cách chính xác, tránh phạm những điều đại kỵ:
- Vị trí đặt bàn thờ là vô cùng quan trọng, bạn cần phải tuân theo nguyên tắc phong thủy. Thông thường, bàn thờ thường được đặt ở vị trí phía Đông hoặc phía Tây của nhà. Nếu không chắc chắn về điều này, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin từ các chuyên gia phong thủy để có lựa chọn tốt nhất.
- Hãy duy trì việc thắp nhang liên tục trong 100 ngày sau khi lập bàn thờ mới. Sau 100 ngày, bạn nên tiến hành tổ chức lễ tạ an vị.
- Lưu ý vị trí đặt bát hương sao cho chuẩn xác nhất: Gồm 1 bát hương lớn và 2 bát hương nhỏ. Bát hương nhỏ thờ Bà Cô – Ông Mãnh được đặt bên trái, bên phải thờ gia tiên. Còn bát hương lớn thờ Phật, thần linh được đặt chính giữa.
- Thường xuyên dọn dẹp và sắp xếp bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ, giữ cho không gian thờ cúng luôn tran nghiêm.

|Xem thêm: Thủ Tục Di Chuyển Bàn Thờ Trong Nhà – 6 Việc Không Thể Bỏ Qua
Lời kết
Trên đây là hướng dẫn cách lập bàn thờ khi về nhà mới chuẩn phong thủy mà Kiến Vàng Việt Nam muốn chia sẻ đến với bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ truyền thống này để từ đó có thể thực hiện một cách đúng đắn.