Di chuyển bàn thờ là việc bắt buộc phải làm khi sửa nhà. Không giống với các đồ đạc, nội thất khác, việc di chuyển bàn thờ cần phải thực hiện theo đúng thủ tục. Vậy thủ tục di chuyển bàn thờ để sửa nhà là gì? Chuyển nhà Kiến Vàng sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này trong chuyên mục dưới đây.
Bàn thờ trong phong tục thờ cúng Việt Nam
Thờ tự là một phong tục truyền thống từ rất lâu đời của dân tộc ta. Tục thờ cúng xuất phát từ lòng tôn kính của con cháu với ông bà, tổ tiên. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Và bàn thờ mang một ý nghĩa rất to lớn trong việc thờ phụng tổ tiên.

Bàn thờ, là nơi để người sống thờ phụng tổ tiên và các vị thần thánh. Chỉ cần nhìn vào bát hương trên bàn thờ, người ta có thể dự đoán được gia đình đó thờ cúng tổ tiên có tốt hay không. Gia đình có bị các bậc bề trên quở trách hay không.
Do vậy, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, linh thiêng và không thể tùy tiện dịch chuyển. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp như xây nhà mới, sửa nhà thì cần phải dịch chuyển bàn thờ. Nhưng việc di chuyển bàn thờ để sửa nhà cần phải tuân theo thủ tục nhất định.
Các thủ tục phải làm khi di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Di chuyển bàn thờ là một việc làm không thể tránh được khi chúng ta sửa nhà. Tuy nhiên, muốn chuyển bàn thờ từ vị trí này, sang vị trí khác thì gia chủ cần phải thực hiện thủ tục xin chuyển bàn thờ. Cụ thể, thủ tục chuyển bàn thờ như thế nào?
Xem ngày tốt di chuyển bàn thờ để sơn nhà
Có nhiều cách khác nhau để bạn chọn ra được một ngày tốt chuyển bàn thờ.

- Chọn ngày tốt chuyển bàn thờ dựa vào thuyết phong thủy ngũ hành tương sinh, tương khắc.
- Chọn ngày tốt di chuyển bàn thờ để sửa nhà dựa vào tuổi, mệnh của gia chủ.
- Tra cứu lịch vạn niên để tìm ra ngày tốt để di chuyển bàn thờ.
- Nhờ thầy phong thủy chọn giúp một ngày tốt nhất để di chuyển bàn thờ.
Ngày chuyển bàn thờ nên chọn vào ngày Hoàng Đạo. Đó nên là ngày phù hợp với tuổi của gia chủ, không chọn chuyển bàn thờ vào ngày Tam tai.
Xem thêm: Xem ngày chuyển bàn thờ về nhà mới
Soạn lễ vật để cúng di chuyển bàn thờ
Cúng lễ là một nghi thức không thể nào thiếu trong việc di chuyển bàn thờ. Và việc soạn lễ vật là điều cần thiết phải làm, các lễ vật mà bạn cần sắm sửa bao gồm:
- Lễ mặn gồm có: 01 con gà trống tơ luộc chín, 01 đĩa xôi trắng đỗ xanh, 01 chai rượu trắng và 3 chiếc chén nhỏ.
- Lễ ngọt gồm 1 mâm ngũ quả.
- Hoa tươi 1 lọ gồm có 5 bông hoa.
- Lễ tiền vàng gồm có 3 lễ tiền, 15 lễ vàng và hương.
- 1 chén nước sạch.
- Ngựa đỏ, ngựa vàng mỗi loại 1 con có đầy đủ đai yên.
Thờ cúng là một việc tại tâm, cho nên sẽ tùy và điều kiện của mỗi gia đình, mâm cúng chuyển bàn thờ có thể to nhỏ, tùy ý. Nhưng các gia chủ cần phải lưu ý mua sắm đầy đủ những lễ vật cơ bản ở trên. Đồng thời cũng nên mua sắm vừa đủ để tránh lãng phí.
Đồng thời nên nhớ rằng đồ lễ phải mua mới hoàn toàn, đảm bảo tươi ngon. Điều này là để thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các bậc tổ tiên.
Xem thêm: Chuyển bàn thờ thần tài sang vị trí khác trong nhà
Thủ tục di chuyển bàn thờ đúng chuẩn
So với việc chuyển bàn thờ vào nhà mới và làm lễ nhập trạch. Việc di chuyển bàn thờ để sơn nhà đơn giản hơn nhiều. Khi đến giờ Hoàng Đạo, gia chủ mặc quần áo chỉnh tề, bày lễ vật gồm: 3 lễ tiền vàng, 1 cốc nước lã, 3 chén rượu và 1 lọ hoa hồng.

Lúc này gia chủ thắp hương lên mâm lễ vật, chắp tay lạy 3 lạy và đọc văn khấn di chuyển bàn thờ. Sau đó gia chủ dùng chén rượu rưới lên bàn thờ và đọc bài văn khấn xin chuyển bàn thờ.
Xem thêm: Chuyển bàn thờ thần tài trong nhà
Bài văn khấn di chuyển bàn thờ khi sửa nhà
Dưới đây là nội dung bài văn khấn cho gia chủ khi muốn chuyển bàn thờ để sửa nhà.
“Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tín chủ con là:… Tuổi…
Hiện đang trú tại:………………..
Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật,…) vào nơi mới.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí …. sang phòng …. Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ:… con xin dập đầu kính bái”
Lưu ý: Khi đọc văn khấn cần đọc to, rõ ràng.
Những lưu khi di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Di chuyển bàn thờ để sơn nhà là một việc làm vô cùng quan trọng. Bởi vậy khi thực hiện, gia chủ cần phải lưu ý tới các vấn đề sau:
Phải xin đài âm dương khi di chuyển bàn thờ:
Xin đài âm dương là cách để kiểm chứng lời khẩn cầu của gia chủ có được tổ tiên chấp nhận không. Khi gieo quẻ âm dương bạn sử dụng 2 đồng tiền xu để cùng 1 hướng. Đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ xong gia chủ thả 2 đồng tiền xu xuống đĩa.

Nếu đồng xu 1 sấp, 1 ngửa là tổ tiên đồng ý. Còn nếu 2 đồng xu cùng chiều nghĩa là lời cầu khẩn của gia chủ chưa được chấp nhận. Vì thế cần xem xét lại việc di chuyển bàn thờ vào ngày khác.
Đợi cháy hết tuần hương mới chuyển bàn thờ
Khi chuyển bàn thờ tổ tiên sang chỗ khác để sửa nhà nên đợi đến khi hương cháy hết mới chuyển. Sau khi chuyển bàn thờ đến nơi mới, gia chủ cần sắp xếp đồ thờ cúng vào vị trí như cũ. Sau đó thì lên hương để báo cáo về việc di chuyển bàn thờ đã xong.
Hướng đặt bàn thờ hợp mệnh với gia chủ
- Vị trí đặt bàn thờ mới có hướng hợp với mệnh tuổi của giả chủ. Đồng thời tránh phạm vào vị trí phong thủy xấu.
- Trong trường hợp những đồ vật thờ cũ cũng không còn sử dụng nữa. Già chủ hãy hóa và phần tro thì đem bỏ trôi sông.
- Với những đồ thờ bằng đồng thì gia chủ có thể quyên góp vào đền, chùa để đúc chuông công đức.
Di chuyển bàn thờ để sửa nhà là một việc làm vô cùng quan trọng. Công việc này đòi hỏi gia chủ cần phải thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự. Không chỉ thế việc thực hiện cần phải thực hiện một cách thành tâm nhất để tổ tiên soi xét.

Kiến Vàng Việt Nam – Dịch vụ Chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng, Chuyển văn phòng trọn gói giá rẻ tại HN, đặt Uy tín chuyển nhà, văn phòng lên hàng đầu