Mẫu Đơn Xin Chuyển Nhà Ở Là Gì? Thủ Tục Di Dời Công Trình Xây Dựng

Rate this post

Mẫu đơn xin chuyển nhà ở là gì, khi nào thì cần phải lập đơn này để xin phép cơ quan, chính quyền cho phép chuyển nhà. Thủ tục xin phép di dời nhà ở được thực hiện như thế nào? Tất cả các vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ được Kiến Vàng chia sẻ ngay sau đây.

Mẫu đơn xin chuyển nhà ở là gì?

Mẫu đơn xin chuyển nhà ở còn gọi đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình xây dựng. Đây là một loại văn bản được ban hành theo Phụ lục 1 thông tư số 15/2016/TT-BXD. Chủ đầu tư khi muốn di dời nhà ở vị trí hiện tại sang một vị trí khác sẽ làm đơn này gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Muốn di chuyển nhà ở cần làm đơn xin cấp phép
Muốn di chuyển nhà ở cần làm đơn xin cấp phép

Mục đích của việc làm đơn là đề nghị cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng cho chủ nhà trong việc di dời nhà sang một địa điểm mới. Trong đơn, chủ nhà cần nêu rõ lý do khách quan, chủ quan cần phải chuyển nhà tới vị trí mới. Đơn xin chuyển nhà sẽ được gửi lên UBND cấp huyện nơi có công trình nhà ở cần di dời.

Xem thêm: Mẫu Đơn Chuyển Khẩu Về Nhà Chồng [Mới] 2023 – Các Thủ Tục Cần Thiết

Vì sao cần cấp phép di dời công trình nhà ở

Vì sao chủ nhà cần phải làm mẫu đơn xin chuyển nhà ở?

Theo quy định của Bộ Xây Dựng thì việc xây dựng, sửa chữa, di dời nhà ở cần phải được cấp phép. Vì thế khi muốn di dời nhà ở, chủ nhà cần làm đơn đề nghị cấp phép di dời công trình nhà. Trong đơn cần trình bày chính xác lý do chủ quan và khách quan cần di chuyển. 

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có công trình nhà ở cần di dời sẽ tiếp nhận đơn và xem xét các yếu tố. Căn cứ và quy định của luật pháp để cấp hoặc không cấp giấy phép di dời công trình nhà ở/ công trình xây dựng.

Việc di dời nhà ở cần được cấp phép và tiến hành theo quy định của nhà nước
Việc di dời nhà ở cần được cấp phép và tiến hành theo quy định của nhà nước

Bởi lẽ việc di chuyển nhà ở từ vị trí này sang vị trí khác cần đảm bảo phù hợp hợp với quy hoạch của địa phương. Công trình cũng cần phải đảm bảo chất lượng, sự an toàn và không làm ảnh hưởng tới công trình lân cận. Đồng thời phải bảo tồn lối kiến trúc của công trình nhà ở.

Khi tiến hành di dời nhà ở, nhà thầu xây dựng cần phải thực hiện các biện pháp an toàn. Cần đảm bảo rằng công trình được di dời và những công trình lân cận đều không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó cũng cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp Luật về bảo vệ môi trường.

Nội dung mẫu đơn xin chuyển nhà ở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI DỜI CÔNG TRÌNH

Kính gửi: ……………………………………………………..

  1. Tên chủ sở hữu công trình di dời……………………………………………………………………

– Người đại diện: ……………………………………….Chức vụ: ……………………………………….

– Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………………..

– Số nhà: …………….. Đường ………………..Phường (xã) …………………………………………

– Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………………….

  1. Công trình cần di dời:

+ Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: ……………………………

+ Diện tích xây dựng tầng 1: …………………………………………………………………………m2.

+ Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………………………..m2.

+ Chiều cao công trình: ………………………………………………………………………………..m.

  1. Địa điểm công trình cần di dời ; ……………… …………………………………………………..

– Lô đất số:………………………………………..Diện tích ………………………………………. m2.

– Tại: ………………………………………………… Đường: ………………………………………….

– Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………………..

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………………

  1. Địa điểm công trình di dời đến: ………………………………………………………………..

– Lô đất số:………………………………………..Diện tích ……………………………………. m2.

– Tại: ………………………………………………… Đường: …………………………………………

– Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) …………………………………….

– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………………………..

+ Số tầng: …………………………………………………………………………………………………

  1. Đơn vị hoặc người thiết kế biện pháp di dời: ………………………………………………….

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: …………………………………………………. Điện thoại: ………………………………..

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ………………………..cấp ngày …………………………..

  1. Dự kiến thời gian hoàn thành di dời công trình: ……………………………………………….
  2. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép di dời, biện pháp di dời đã được duyệt, đảm bảo an toàn, vệ sinh, nếu xảy ra sự cố gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 -…………………………………………………………………………………………………………….

2 – ……………………………………………………………………………………………………………

…….. ngày ……… tháng ……… năm ………
Người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)

Xem thêm: Hướng Dẫn Ghi Mẫu Đơn Xin Chuyển Công Tác Về Gần Nhà Đúng Chuẩn

Hồ sơ xin cấp phép di dời công trình nhà ở

Khi muốn xin di dời nhà ở sang một vị trí mới, chủ nhà cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ sau:

Hồ sơ xin cấp phép di dời nhà được quy định tại thông tư số 15/2016/TT-BXD
Hồ sơ xin cấp phép di dời nhà được quy định tại thông tư số 15/2016/TT-BXD
  • Mẫu đơn xin chuyển nhà ở (đơn đề nghị cấp phép di dời công trình). Mẫu đơn được ban hành kèm theo Phụ lục 1 thông tư số 15/2016/TT-BXD.
  • Bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu công trình nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi có nhà ở cần di dời theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hoàn công của công trình nhà ở ( nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình nhà cần di dời. Bao gồm:
  • Bản vẽ mặt bằng công trình, bản vẽ mặt cắt móng, bản vẽ kết cấu chịu lực. 
  • Bản vẽ tổng mặt bằng vị trí nhà ở sẽ được chuyển tới gồm: bản vẽ mặt bằng, bản vẽ mặt cắt móng của địa điểm nhà ở sẽ chuyển tới.
  • Báo cáo về kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình nhà ở có đủ điều kiện năng lực di dời.
  • Phương án di dời nhà ở do cá nhân, tổ chức thực hiện có đủ điều kiện năng lực. Hồ sơ phương án bao gồm:
  • Thuyết minh về hiện trạng của công trình nhà ở và khu vực nhà ở sẽ được di dời đến. 
  • Giải pháp chuyển dời nhà ở, phương án bố trí sử dụng phương tiện thiết bị di chuyển nhà ở, nhân lực thực hiện.
  • Giải pháp đảm bảo an toàn cho công trình nhà ở, người, thiết bị, máy móc, thiết bị và công trình lân cận.
  • Phương án bảo vệ môi trường khi thực hiện chuyển dời nhà ở.
  • Tiến độ thi công di dời nhà ở.
  • Tên tổ chức, cá nhân thực hiện việc di dời nhà ở.
  • Bản vẽ biện pháp thi công di chuyển công trình nhà ở.

Thủ tục xin cấp phép di dời công trình nhà ở

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nói trên và viết mẫu đơn xin chuyển nhà ở. Việc tiếp theo thì chủ nhà nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ nhà cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ theo đúng quy định về việc xin cấp phép di dời nhà ở. Hồ sơ sẽ được nộp tại bộ phận tiếp nhận kết quả của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện. 

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

UBND cấp quận, huyện sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra hồ sơ của người dân.

UBND cấp huyện là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin di dời nhà của người dân
UBND cấp huyện là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin di dời nhà của người dân
  • Trong trường hợp hồ sơ của người dân nộp đã đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả cho người dân.
  • Nếu hồ sơ xin cấp phép di dời nhà ở vẫn chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì cần hướng dẫn người dân để họ hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Kiểm tra thực địa và thẩm định hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép di dời nhà ở, trong thời gian 07 ngày làm việc, UBND cấp huyện sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra thực địa. Sau khi thẩm định hồ sơ của người dân, UBND cấp huyện cần phải xác nhận xem tài liệu còn thiếu hay đã đúng theo quy định. Hoặc là hồ sơ không đúng với thực tế. Sau đó thì gửi bằng văn bản cho người dân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ đã bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của văn bản thông báo: UBND cấp huyện sau thời gian 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bổ sung sẽ thông báo bằng văn bản để hướng dẫn người dân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Người dân nộp hồ sơ phải có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản mà UBND huyện đã thông báo.
  • Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn không đáp ứng được các nội dung đã thông báo: UBND cấp quận, huyện cần có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người dân về lý do không cấp giấy phép di dời nhà ở trong thời gian 3 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bổ sung.

Bước 4: Lấy ý kiến của cơ quan nhà nước liên quan

  • Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ, mẫu đơn xin chuyển nhà ở đủ điều kiện. UBND cấp huyện sẽ căn cứ vào quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dwungj công trình nhà ở có trong hồ sơ. Tiến hành đối chiếu các điều kiện theo quy định. Và gửi văn bản lấy ý kiến của những cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến công trình nhà ở theo quy định của pháp luật.
UBND cấp huyện gửi công văn lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước liên quan
UBND cấp huyện gửi công văn lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước liên quan
  • Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của UBND cấp huyện. Các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến sẽ có trả lời bản về nội dung theo đúng chức năng, thẩm quyền của mình. 
  • Nếu các cơ quan nhà nước được hỏi không có ý kiến gì sau thời hạn trên thì được coi là đồng ý. Đồng thời các cơ quan này cần phải chịu trách nhiệm với những nội dung thuộc chức năng, thẩm quyền của mình.
  • UBND cấp huyện sẽ căn cứ vào những quy định hiện hành ra quyết định cấp phép cho việc di dời nhà ở.

Bước 5: Cấp giấy phép di dời nhà ở

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và mẫu đơn xin chuyển nhà ở hợp lệ của người dân. UBND cấp huyện sẽ tiến hành xem xét hồ sơ để cấp giấy phép di dời nhà ở.

  • Trường hợp đã đến thời gian kể trên mà vẫn còn những vấn đề cần phải xem xét thêm. Thì Ủy ban nhân dân cấp huyện cần gửi thông báo bằng văn bản cho người dân.  Thông báo cần nêu rõ lý do chưa cho người dân xin cấp phép biết. Đồng thời gửi thông báo lên cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện. Nhưng thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định của nhà nước.
  • Trường hợp hồ sơ của người dân không điều kiện được cấp phép di dời nhà theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp huyện phải gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không đủ điều kiện cấp phép.

Bước 6: Nhận kết quả 

Theo thời gian hẹn trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo giấy biên nhận. Người dân nộp hồ sơ sẽ đến nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tại UBND cấp huyện.

Căn cứ pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận di dời nhà ở

Việc cấp giấy chứng nhận di dời nhà ở sẽ được xem xét theo những quy định tại:

Mẫu giấy phép di dời nhà ở/ công trình xây dựng
Mẫu giấy phép di dời nhà ở/ công trình xây dựng
  • Luật xây dựng ban hành năm 2014.
  • Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Hướng dẫn soạn đơn xin chuyển nhà ở

Chủ nhà tìm đúng mẫu đơn xin chuyển nhà ở. Đơn có thể được viết bằng tay, hoặc đánh máy và in ra. 

  • Ở phần kính gửi: Ghi chủ thể nhận đơn là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà cần di dời.
  • Ở phần thông tin chủ thể ghi tên đầy đủ của người đại diện, chức vụ, địa chỉ liên hệ, số nhà, số điện thoại. Ghi chi tiết thông tin về nhà ở cần di dời. Ghi rõ địa điểm sẽ chuyển dời nhà ở tới đó. Ghi rõ tên đơn vị hoặc cá nhân đảm nhận công việc di dời. Ghi tên đơn vị thiết kế, biện pháp di dời. 
  • Ở phần gửi kèm ghi rõ các tài liệu có liên quan nộp kèm theo đơn xin chuyển dời nhà ở.

Trên đây chúng tôi đã cập nhật tới các bạn nội dung đầy đủ của mẫu đơn xin chuyển nhà ở. Thủ tục xin chuyển nhà ở gồm các bước nào cũng được chia sẻ rất chi tiết. Vậy nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị hồ sơ tránh sự thiếu sót phải đi lại nhiều lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hà Nội
0878386789

TP.HCM
0878386789

Hà Nội :    0878386789
TP.HCM :  0765488868
Chat Zalo TP.HCM
Chat Zalo Hà Nội