Văn Khấn Di Chuyển Bàn Thờ Để Sửa Nhà – Các Thủ Tục Đầy Đủ, Chi Tiết

Rate this post

Bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài, bàn thờ Phật là những nơi rất linh thiêng trong mỗi gia đình. Vậy nên việc di chuyển bàn thờ sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ và gia đình. Việc sửa nhà sẽ cần chuyển bàn thờ đến một vị trí khác. Gia chủ cần tiến hành làm lễ cúng và đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà. Cụ thể các thủ tục di chuyển bàn thờ khi sửa nhà gồm những gì Kiến Vàng sẽ chia sẻ ngay sau đây.

Vì sao cần đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà?

Theo quan niệm của người Việt Nam ta thì “ đất có thổ công, sông có hà bá”. Mảnh đất nào, ngôi nhà nào cũng có các vị thần cai quản giúp trông coi nhà cửa. Bàn thờ là nơi thờ cúng thần linh và gia tiên, nên khi muốn di chuyển bàn thờ từ vị trí này sang vị trí khác trong nhà cũng cần phải xin phép gia tiên, các vị thần linh. 

Văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà đọc khi làm lễ chuyển bàn thờ
Cần phải đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ khi sửa nhà

Việc di chuyển bàn thờ một cách đột ngột không đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà sẽ làm kinh động đến thần linh và gia tiên. Như vậy sẽ dẫn đến nhiều điều xui rủi không may mắn. Đó là lý do cần phải làm lễ đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ để sửa nhà.

Xem thêm: Bài cúng chuyển nhà mới

Những việc cần làm trước khi di chuyển bàn thờ để sửa nhà

Bàn thờ là một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên là thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, vì thế khi muốn di chuyển bàn thờ cần phải đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà và thực hiện những thủ tục cần thiết. Trước khi chuyển bàn thờ để sửa nhà, bạn cần phải thực hiện các thủ tục sau đây.

Phải lựa chọn một ngày đẹp để làm lễ xin chuyển bàn thờ để sửa nhà

Theo quy phong tục truyền thống của người Việt thì khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác. Gia chủ cần chọn một ngày tốt để tiến hành làm lễ. Việc lựa chọn ngày chuyển bàn thờ theo phong thủy gia chủ có thể chọn theo 2 cách là chọn ngày theo tuổi của gia chủ. Hoặc có thể chọn ngày tốt theo ngày hoàng đạo.

Cần chọn một ngày tốt để làm lễ đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Việc di chuyển bàn thờ khi sửa nhà cần phải làm vào một ngày tốt
  • Ngày tốt để làm lễ, đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà nên là ngày hợp với mệnh của tuổi gia chủ. Mỗi người mỗi tuổi và mệnh cũng khác nhau, vậy nên ngày tốt theo tuổi của mỗi gia chủ cũng không giống nhau. Chọn ngày tốt hợp với tuổi của gia chủ sẽ giúp cho mọi việc diễn ra thuận lợi. Đồng thời chuyển bàn thờ vào ngày tốt sẽ hạn chế được những rủi ro, không may mắn khi sửa nhà.
  •  Ngày hoàng đạo là một ngày tốt, đó là ngày mà “ thiên thời, địa lợi nhân hòa”. Vậy nên khi làm bất cứ một việc gì vào ngày hoàng đạo sẽ giúp cho mọi việc diễn ra thuận lợi. Cách chọn ngày hoàng đạo rất đơn giản, chỉ cần tra theo lịch Vạn Niên.

Sắm lễ vật cúng lễ xin chuyển bàn thờ để sửa nhà

Trước khi tiến hành đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà, gia chủ cần phải chuẩn bị một mâm đồ lễ. Mâm lễ là để mời thần linh, gia tiên về thưởng lễ và đồng ý cho việc chuyển bàn thờ để sửa nhà. Một mâm lễ cúng xin chuyển bàn thờ sang trọng thế nào sẽ tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên, yêu cầu bắt buộc cần phải có những lễ vật sau:

Các lễ vật cần sắm khi đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Các vật phẩm cần có khi làm lễ cúng xin chuyển bàn thờ
  • 01 lọ hoa tươi.
  • 01 mâm quả tươi gồm có 5 loại quả với đầy đủ các màu xanh, đỏ, vàng.
  • 01 Con gà luộc hoặc 1 đĩa thịt lợn luộc.
  • 01 đĩa xôi có thể là xôi đỗ, xôi lạc, xôi gấc hoặc xôi trắng….
  • Trầu cau, rượu trắng, nước chè, gạo muối, nước trắng.
  • Sớ xin thiên di linh vị bàn thờ.
  • Đồ vàng mã gồm có” 1 ngựa vàng, 1 ngựa đỏ, 1 bộ quần áo đỏ, 1 bộ quần áo vàng, tiền vàng, hương.

Khi sắm lễ để cúng xin chuyển bàn thờ sửa nhà lưu ý cần phải sắm toàn đồ mới và tươi ngon. Điều này thể hiện sự tôn kính của con cháu với bậc bề trên.

Nội dung văn khấn di chuyển bàn thờ sửa nhà

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, gia chủ thắp hương và đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà. Khi đọc văn khấn gia chủ cần phải thể hiện sự thành tâm và tập trung. Như thế mới thể hiện được sự tôn kính với thần linh và gia tiên tiền tổ.

Nội dung của một bài văn khấn xin chuyển bàn thờ sửa nhà

Thực tế thì văn khấn chuyển bàn thờ sẽ không có một mẫu cụ thể nào bắt buộc. Vì thế, gia chủ có thể tự chọn một mẫu bài văn khấn phù hợp. Tuy nhiên, nội dung của một bài văn khấn đầy đủ phải có những phần sau:

Văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà đầy đủ phải có ngày tháng
Nội dung của bài văn khấn cần đầy đủ giờ, ngày, tháng, năm làm lễ
  • Giờ, ngày, tháng, năm làm lễ cúng xin chuyển bàn thờ khi sửa nhà.
  • Tên, tuổi, địa chỉ của gia chủ đứng lễ.
  • Lý do thực hiện buổi lễ: Xin phép được di chuyển bàn thờ để sửa nhà.
  • Lời cầu khẩn: Nêu lên mong muốn của gia chủ là xin chuyển bàn thờ sang một vị trí khác để sửa nhà.
  • Lời cảm tạ ơn đức của thần linh, gia tiên.

Xem thêm: Văn khấn hạ bát hương chuyển nhà

Mẫu văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên khi sửa nhà

Nếu bàn thờ cần chuyển là bàn thờ gia tiên thì gia chủ sử dụng mẫu văn khấn sau đây:

“Nam mô A Di Đà Phật” (x3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…

Tín chủ con là: ………………….. tuổi….

Hiện đang trú tại: …………………………………

Kính cáo liệt tổ liệt tông, nay vì trong nhà có thay đổi vị trí mặt bằng, nên con xin làm lễ để đặt bàn thờ tổ tiên…….. (họ của tổ tiên mà nhà đang thờ cúng) vào nơi mới trong nhà.

Hôm nay là ngày nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ gia tiên từ vị trí ……….. (vị trí cũ) sang vị trí ……… (vị trí mới). Con kính xin tổ tiên chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.”

Mẫu văn khấn xin chuyển bàn thờ thần tài khi sửa nhà

Nếu bàn thờ cần chuyển là bàn thờ thần tài thì gia chủ soạn văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà theo mẫu sau:

Đọc văn khấn làm lễ xin chuyển bàn thờ khi sửa nhà
Đọc văn khấn làm lễ xin chuyển bàn thờ khi sửa nhà

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Xem thêm: Văn khấn chuyển nhượng nhà

Những điều cần lưu ý trong quá trình di chuyển bàn thờ để sửa nhà

Trong buổi lễ xin di chuyển bàn thờ đến vị trí khác để sửa nhà, gia chủ cần lưu ý tới các vấn đề sau đây:

Xin đài âm dương trước khi thực hiện di chuyển bàn thờ

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam thi khi khẩn cầu xin phép thần linh, gia tiên phải được sự đồng ý mới có thể thực hiện. Cách để chúng ta biết được gia tiên đã đồng ý hay không thì cần phải gieo quẻ âm dương. Việc gieo đài âm dương cũng khá đơn giản, sau khi đọc văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà gia chủ thả 2 đồng xu xuống đĩa:

Đọc văn khấn di chuyển bàn thờ xong phải xin đài âm dương
Nên xin đài âm dương trước khi thực hiện chuyển bàn thờ
  • Nếu 1 đồng sấp và 1 đồng ngửa thì chứng tỏ thần linh và gia tiên đã cho phép bạn di chuyển bàn thờ để sửa nhà.
  • Nếu 2 đồng xu cùng sấp hoặc cùng ngửa thì gia chủ nên khấn xin phép gia tiên và gieo quẻ âm dương lại một lần nữa.

Thực hiện chuyển bàn thờ sang vị trí mới khi hương cháy hết

Khi chuyển bàn thờ sang một vị trí khác thì gia chủ cần phải đợi khi hương đã cháy hết. Lúc này gia chủ bắt đầu di dời bát hương và các đồ vật thờ cúng khác rồi di chuyển bàn thờ đến vị trí mới. Khi bàn thờ đã được đặt ở nơi mới thì cần sắp xếp lại các đồ vật trên bàn thờ như vị trí cũ. Sau đó thì lên hương để báo cáo với gia tiên về việc di chuyển bàn thờ đã được hoàn tất.

Lưu ý vị trí đặt bàn thờ cũng cần đảm bảo hướng hợp với mệnh và tuổi của gia chủ. Đồng thời vị trí đặt bàn thờ không được phạm vào vị trí xấu, đại kỵ trong phong thủy. 

Việc di chuyển bàn thờ sẽ làm lay động đến các vị thần linh, vậy nên cần làm lễ cúng để xin phép thần linh. Lễ cúng không thể nào thiếu được văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà. Trên đây chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng đã cập nhật tới các bạn mẫu văn khấn xin chuyển bàn thờ chuẩn và mới nhất.

Mục nhập này đã được đăng trong Tin Tức. Đánh dấu trang này .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *